Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

SỰ THẬT VỤ EM BÉ TỰ TỬ "VÌ KHÔNG CÓ ÁO MỚI ĐẾN TRƯỜNG" VÀ LŨ KỀN KỀN SỐNG TRÊN NỖI ĐAU NGƯỜI KHÁC

“Đừng im lặng: Có một đứa trẻ 11 tuổi vừa tự tử, thưa ông Giời” là cái tít trên báo Lao động và nhiều tờ báo khác

Hai ngày nay vào fb hầu như thấy các stt, các tâm sự về câu chuyện cậu bé 11 tuổi đã treo cổ tự tử vì gia đình không có 130 ngàn đồng mua cái áo sơ mi trắng cho em để đi khai giảng.
Cái chết của một em nhỏ cho dù vì bất kỳ lý do gì cũng là rất buồn. Cảm giác của tôi cũng không ngoại lệ so với hàng ngàn người đọc câu chuyện này qua báo, qua các stt của rất nhiều fbker nổi tiếng.
Tuy nhiên, có một câu hỏi cứ khiến tôi day dứt , đấy là tại sao lại là con số 130 ngàn cho cái áo sơ mi mà không phải là một con số khác, 120 ngàn chẳng hạn và phải chăng nhà trường nơi em học có qui định quái dị là yêu cầu tất cả học sinh phải mặc áo mới khi khai giảng? Lần tìm mãi trong các bài báo và các stt liên quan mà không tìm thấy câu trả lời.
Thôi thì tìm không thấy thì đành tự đi tìm vậy! Và đây là câu chuyện buồn mà phóng viên của chúng tôi đã tìm hiểu sau khi xuống làng Breng 3 Xã Ia Đêr , huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

 PV trao đổi với gia đình bé Sôn
CÁI CHẾT CỦA CẬU HỌC TRÒ

Cậu bé ấy tên là Ksor Sôn, con ông B.Sôt (dân tộc Ba Na) và bà Ksor H’Thoaih (dân tộc J’rai). Sôn lấy họ mẹ. đình cho biết, sáng ngày 22/8 là ngày tựu trường của trường THCS Trần Phú. 
Theo lịch, Ksor Sôn sẽ lên trường để nhận nhận lớp nhận thầy và chuẩn bị cho khai giảng năm học mới. Trước khi đi, Sôn có hỏi mẹ đã có áo mới chưa, mẹ cháu nói do tiệm may đông khách quá nên họ chưa may xong, cháu vâng dạ rồi dắt xe đạp đi học. Đến 9h sáng cùng ngày, hàng xóm phát hiện cháu treo cổ tự tử và đã chết trên cây bời lời trong rẫy của ông Ksor Hyao, Bí thư Chi bộ làng Breng 3, hàng xóm nhà em.
1. CẬU BÉ ẤY CÓ PHẢI 11 TUỔI?
Sôn chuẩn bị học lớp 6A, trường THCS Trần Phú, xã Ia Dêr. Có lẽ vì Sôn học lớp 6 nêu nhiều nhà báo cứ nhân tuổi theo chuẩn giáo dục để qui ra em 11 tuổi! Thực tế Sôn đi học muộn, chứ em đã 13 tuổi (sinh ngày 8/8/2003). Booss mẹ và thày giáo cho biết Sôn phát triển to lớn hơn lứa tuổi, nhìn to cao như 16-17 tuổi.
2. EM CÓ THỰC SỰ CHẾT VÌ KHÔNG CÓ ÁO MỚI?
Gia đình Sôn thuộc diện khó khăn, nhưng vừa thoát hộ nghèo (thôn có đưa vào danh sách hộ nghèo nhưng lên xã không được duyệt vì 3 năm trước đó đã hưởng chế độ hộ nghèo. Cả nhà Sôn có 4 lao động chính gồm bố, mẹ, chị chủ yếu đi làm thuê 170.000đồng/người/ngày nhưng theo thời vụ và anh rể làm cán bộ Tư pháp xã. Ngoài ra, gia đình có 2 sào cà phê. 
Xã La Đêr là một xã khó khăn như nhiều vùng dân tộc khác của Tây Nguyên. PV kể rằng nhà ông Bí thư chi bộ làng Breng 3 ngay cạnh nhà Sô trông cũng chẳng khang trang hơn mấy tý. Nói như vậy để thấy ở đây không có sự phân biệt, có khoảng cách phân hóa giàu nghèo quá lớn để em phải mặc cảm. Thực tế hàng xóm cho biết Sôn không có tính đua đòi, ngoan hiền, chịu khó. Lớp 5 là học sinh khá. Cha mẹ em khẳng định vẫn lo cho em ăn học cẩn thận, mọi năm học đều mua quần áo cho em. Bà Ksor H’Thoaih, mẹ Ksor Sôn (dịch tiếng J’rai): "Gia đình chúng tôi buồn quá, hàng năm đều mua sắm sách vở, quần áo cho cháu đầy đủ, nhà tuy nghèo nhưng cũng không để cháu thiếu thốn. Năm nay cháu lên lớp 6 gia đình cũng may cho cháu bộ đồ mà chưa kịp lấy, thì cháu đã đi mất rồi."
PV đã trao đổi với chị B người đã nhận may đồ cho bà con trong thôn, số đt: 01669644...chị B đã xác nhận cha Sôn đã đặt may cho em một bộ quần áo vải tốt giá 390.000 đ và đã cọc 200 ngàn để mua vải. Tiếc rằng chưa kịp lấy thì em đã mất.
Ông Rơ Châm Tin, Bí thư Đảng ủy xã Ia Dêr, huyện Ia Grai khẳng định: Gia đình Sô cũng khó khăn nhưng không đến nỗi không mua được bộ quần áo cho cháu.
3. ANH TRAI SÔN CÓ PHẢI CŨNG TỰ TỬ?
Nhiều thông tin, nhiều nhà báo cũng viết anh ruột Sôn năm trước cũng tự tử vì con bò - công cụ lao động duy nhất bị chết. Mà sự thực người tự tử này là ANH HỌ của Sôn (con của chị gái bố), sinh sống ở làng Kép, phường Đống Đa, thành phố Pleiku. Điều đáng nói vì sao cậu bé này tự tử đến giờ cũng chưa xác định được.!
4. CÓ QUI ĐỊNH NÀO BẮT BUỘC PHẢI CÓ ÁO MỚI MỚI ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG?
Trường THCS Trần Phú không có quy định may đồng phục. PV đã làm việc với ông Lỡ Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú. Ông Thanh cho biết: Nhà trường hoàn toàn không có quy định về đồng phục. Ở đây phụ huynh tự giác, theo điều kiện mà mua, may cho con. Chúng tôi chỉ thường xuyên dặn dò học sinh vệ sinh môi trường, ăn mặc thì phải gọn gàng, sạch sẽ, đúng phong cách của học sinh mà thôi.
VĨ THANH:
Đến giờ, nguyên nhân vì sao Sô lại chọn cái chết cha mẹ, người thân, nhà trường, thôn làng không thể khẳng định. Và vì chưa tìm ra câu trả lời nên chắc chắn họ sẽ rất đau xót - đau xót hơn bất kỳ một nhà báo, một fbker nào đã gõ phím về cái chết của cậu bé.
Tuy nhiên, cái chết của cậu bé cũng đã dóng lên một hồi chuông cảnh tỉnh ngay tại cái làng, cái xã khốn khó của cậu - Đảng ủy, ủy ban và các ban ngành của xã cho biết sẽ tập trung tuyên truyền để người dân, phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn đến con cái bởi tuổi 13 là tuổi rất dễ có những sang chấn tâm lý mà nếu không thực su quan tâm cha mẹ sẽ không thể kịp thời chia sẻ với các em.
Không khí buồn bã vẫn còn bao trùm ngôi nhà nhỏ của Sôn nhưng gia đình, thày cô của em còn buồn hơn khi họ đọc những thông tin "đóng đinh" của các nhà báo, các fbker về nguyên nhân cái chết của con mình. 
Vĩnh Quyên/Kênh Truyền Hình Quốc Hội Việt Nam.

13 nhận xét:

  1. Những ngày qua, dư luận bàng hoàng trước thông tin về việc em học sinh lớp 6 ở Gia Lai "tự tử vì không có áo áo mới" ... Như thường lệ, một dàn hùng hậu các phóng viên báo ngồi máy lạnh tận Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh múa bút như cây dao đồ tể mổ xẻ thân xác người chết để...điều tra nguyên nhân. Những tờ như Vietnamnet và Người Lao động (vâng, vẫn là tờ báo của công đoàn đàng hoàng) ngay lập tức chĩa ngòi bút công kích "ông giời" ăn tỷ nọ tỷ kia để cháu bé nghèo phải chết....

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh lớp 6, lại là bé trai chỉ mới đang tuổi ăn, tuổi chơi; chắc chắn không thể chỉ vì không có áo mới mà sinh ra suy nghĩ nông cạn như thế, cái suy nghĩ ăn mặc đẹp cho bằng bạn bằng bè chắc phải là lứa tuổi lớn hơn của em. Theo thống kê về thu nhập gia đình ở nơi miền núi như thế thì không phải là đến nỗi quá nghèo. Nên là việc khẳng định không có áo mặc cho bằng bạn bằng bè là một nguyên nhân có vẻ hơi khiên cưỡng

    Trả lờiXóa
  3. Đến nước này thì Lao động quá khốn nạn, đúng là một lũ kền kền.

    Trả lờiXóa
  4. Cựu Chiến binhlúc 15:30 1 tháng 9, 2016

    “Đừng im lặng: Có một đứa trẻ 11 tuổi vừa tự tử, thưa ông Giời” là cái tít trên báo Lao động
    http://laodong.com.vn/dung-im-lang/dung-im-lang-co-mot-dua-tre-11-tuoi-vua-tu-tu-thua-ong-gioi-587533.bld
    Thằng nhà báo ngu và mất dạy này định nói gì khi nó chỉ ngồi phòng máy lạnh phán bừa?
    Phóng viên hay kích động viên?

    Trả lờiXóa
  5. Phóng viên Tự dolúc 16:04 1 tháng 9, 2016

    Đừng chỉ biết đổ lỗi...

    Mình vừa từ Gia Lai trở về. Nghe câu chuyện cậu bé ở Ia Der, Ia Grai tự tử do chính những người Gia Lai vừa ở đó nói, có những điều không như báo chí viết. Những ngày qua đọc tin trên báo, trên FB, mình thấy rờn rợn trước tâm lý chửi bới hội đồng của một bộ phận công chúng. Xã Ia Der cũng là nơi mình đã xuống đề nghị giúp đỡ sửa sang trạm xá cách đây mấy tháng…
    Đọc báo, thấy phóng viên tả chuyện cậu bé tự tử như một “show truyền hình trực tiếp” với hình ảnh và những diễn biến nội tâm đầy uẩn ức. Cứ như phóng viên chứng kiến toàn bộ sự việc. Bộ quần áo bao nhiêu tiền, vì sao chưa mua, cậu bé tủi hờn thế nào? Thực tế thì sao? Chẳng ai chứng kiến chuyện đó cả, những kết luận của phóng viên chủ yếu là do nghe người này người kia kể lại. Vậy mà cứ như một bộ phim tài liệu sống động.
    Rồi phóng viên mở màn cho cuộc lên đồng tập thể của dư luận khi quy chụp trách nhiệm để cậu bé nghèo tự tử cho ông Giời ? Mình không hiểu ông Giời mà báo chí nhắc đến là Jesu, Thích Ca, A La, Mohamed, Bà La Môn… hay một bậc thượng đế, thánh thần nào? Nhưng nếu có các vị ấy thật thì sao vẫn còn hàng tỷ người đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, chết chóc trên khắp thế giới ?
    Còn nếu ông Giời của phóng viên muốn ám chỉ là chính quyền, là chế độ thì mình thấy dường như đang có sự bẻ lái “hơi quá”. Phóng viên lôi ra các vụ tham nhũng nghìn tỷ, thất thoát trăm tỷ, tiệc tùng xa hoa lãng phí của quan chức để đổ lỗi cho bộ máy chính quyền… là nguyên nhân khiến cậu bé tự tử?
    Phải thừa nhận, tệ nạn tham ô, tham nhũng, xa hoa lãng phí đã, đang làm tiêu tốn một nguồn lực đáng kể quốc gia, cũng tước đi cơ hội tiếp cận các dịch vụ công của rất nhiều người. Nhưng quy chụp, đổ lỗi bất cứ việc gì cũng do hệ thống thì có chủ quan, có duy ý chí không? Nếu đổ lỗi như vậy, nhà báo có lỗi không? tất cả những người khác trong xã hội vô can chứ ?
    Có quốc gia nào trên thế giới này không có phân chia giàu nghèo? Mỹ số 1 thế giới có không ? Zimbabwe chót bảng toàn cầu có không? Có chế độ nào không có tích cực, tiêu cực? Có dân tộc nào, tôn giáo nào không có người tự tử ? Một đứa trẻ con nhà giàu, được cha mẹ hết mực quan tâm, chăm sóc nhưng có khi chỉ vì bị điểm 9 hoặc một cảm xúc giận hờn vu vơ cũng có thể tự tử? Một chính khách, một ca sĩ, diễn viên, một doanh nhân, một giáo sư hay một học trò… khi gặp những chuyện u buồn, bế tắc, thất tình… đều có thể tự tử?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 16:05 1 tháng 9, 2016

      Tại Việt Nam có hàng triệu người với mức sống trung bình, dưới trung bình. Vậy họ có tự tử không? Tồn tại là bản năng mạnh mẽ nhất của bất cứ loài sinh vật nào. Nếu cứ đổ cho nghèo là do Nhà nước, tự tử vì thiếu quần áo mới thì chắc trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi chết vãn cả rồi.
      Đúng. Cậu bé tự tử có hoàn cảnh đáng thương. Hành động của cậu ấy có phần do tự ti, tủi hờn vì gia cảnh khó khăn nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn việc chọn cái chết vì đói rách được. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Hành động đó theo mình nghĩ phần nhiều do tâm lý nông nổi, dễ tổn thương, bức xúc, thiếu bình tĩnh của trẻ con đang lớn chứ không phải tất cả vì một bộ quần áo. Mình cũng đã trải qua tuổi thơ, cũng không dưới đôi ba lần bị bố mẹ mắng mà uất ức và nghĩ đến việc tự tử cho… bõ tức. Nhưng rồi mọi việc qua đi, chúng ta đều lớn lên và nhận thức được những suy nghĩ đó. Hẳn ai trong đời chẳng có.
      Quan điểm cá nhân mình không ủng hộ việc phóng viên báo chí cổ vũ cho các cuộc “thi viết tâm thư” của học sinh thi trượt đại học hoặc “đánh đồng”, quy chụp mọi nghèo đói, cực khổ của người dân là do chính quyền. Việc báo chí và dư luận FB đẩy câu chuyện cậu bé nghèo tự tử lên mâu thuẫn đỉnh điểm bằng cách đổ lỗi cho “quan chức” thì có ích gì ? Có giúp những gia đình nghèo biết hăng say sản xuất, quan tâm chăm lo con cái mình hơn? Có giúp những đứa trẻ nghèo biết nỗ lực học hành, vượt qua những mặc cảm tự ti về bộ quần áo mới, chiếc cặp sách hay đôi dép đến trường bằng bạn bằng bè ? Hay những nhận định, phán xét chủ quan đó chỉ góp phần đẩy sự chia rẽ trong xã hội lên tột cùng và khiến bố mẹ, gia đình cậu bé sẽ "nhân lên" nỗi đau, sự dằn vặt bội phần ? Đồng thời phải chăng việc đổ lỗi hết cho quan chức, người giàu có thì cũng khiến cho người nghèo càng trở nên chìm lún dưới hố sâu hơn nữa ?
      Mình thích triết lý của nhà Phật, đừng tự cường điệu những sai lầm, đừng dung dưỡng những tiêu cực nội tâm để chúng trở thành con quái vật tàn phá mỗi người. Công chúng, dư luận thì khó bàn nhưng người làm nghề viết, ngoài trái tim nóng, cái đầu lạnh, ngòi bút sạch thì càng cần có một tấm lòng nhân ái !

      Hoàng Trường Giang
      https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1337905196227410&set=a.445257122158893.104058.100000238281446&type=3

      Xóa
  6. Lại bọn chó 'Lao động' này. Nó làm nhục dân tộc qua vụ Hoàng Sa rồi giờ làm nhục giai cấp lao động và những ng lao động chân chính.

    Trả lờiXóa
  7. Vì sao người Nhật lại tự tử nhiều?
    Tại Nhật Bản, mỗi ngày có khoảng 100 người tìm đến cái chết. Phần lớn họ đều là đàn ông và làm điều này một cách âm thầm, đơn độc. Là người Nhật, họ không cho phép mình nói về những ưu tư của bản thân. Với họ, thể diện là tất cả và "mất mặt" là điều không thể chấp nhận được. Chính vì vậy họ đã chọn cái chết.
    Năm ngoái, tại Nhật Bản, một trong những xã hội văn minh và giàu có nhất thế giới, gần 32.000 người đã tự tử. Họ chết không phải vì dịch bệnh, cũng không phải vì thiên tai. Họ chết chỉ vì không thể tiếp tục chịu đựng cuộc sống, và vì đạo luật hà khắc của Nhật không cho phép họ tìm kiếm sự giúp đỡ.
    Con số thống kê của năm 2000 thấp hơn so với năm trước khoảng 1.100 người, nhưng tỷ lệ này vẫn là cao nhất so với các nước có trình độ kinh tế và công nghiệp tương đương. Mỹ có cùng lượng người tự tử như Nhật nhưng dân số của Nhật là 126 triệu, trong khi Mỹ có tới 275 triệu dân.
    Nguyên nhân
    Bác sĩ Tia Powell, một chuyên gia tâm lý Mỹ hiện sống và làm việc tại Tokyo, cho rằng tự tử là hậu quả của chứng trầm cảm, có thể liên quan hoặc không liên quan tới các sự kiện ngoài xã hội như mất việc làm.
    Với sự tiến bộ của y học, trầm cảm là căn bệnh có thể điều trị được. Thế nhưng, tại Nhật Bản, bệnh tâm thần không được coi là bệnh lý mà bị gọi là tình trạng "yếu đuối". Và với người đàn ông Nhật Bản, thú nhận tình trạng yếu kém này là điều không thể tưởng được. Thay vì yêu cầu giúp đỡ, họ treo cổ tự vẫn hoặc đâm đầu vào tàu hoả. Phụ nữ Nhật đôi khi lại chọn cách nhảy xuống hồ nước hay dùng thuốc quá liều.
    Một nguyên nhân khiến những người mắc chứng trầm cảm phải tự vẫn là Nhật cấm bán các thuốc trầm cảm, vốn được lưu hành rộng rãi tại các nước phương Tây. Prozac được cả thế giới sử dụng nhưng lại không được Nhật chấp thuận. Thuốc Zoloft cũng chịu chung số phận. Paxil thì mới được chấp thuận gần đây.
    Nhật Bản tạo điều kiện cho tất cả mọi người dân được điều trị với chi phí thấp nhưng tại các trung tâm y tế địa phương chỉ có các bác sĩ thiếu kinh nghiệm hay không muốn đặt chẩn đoán bệnh trầm cảm. Tại đất nước này, bệnh tâm thần không được coi trọng như các bất thường về thể chất. Vì vậy, chuyên gia tâm lý cũng bị đánh giá thấp. Họ không được phép khám bệnh nhân một mình, bao giờ cũng phải có sự can thiệp của các bác sĩ đa khoa.
    Những giải pháp bước đầu
    Theo một số chuyên gia Nhật, Chính phủ cần chú ý tới việc giáo dục người dân về bệnh trầm cảm và cho họ biết về các phương pháp điều trị mới. Hiện đã có một số đường dây điện thoại được lập ra để giúp đỡ những người trầm uất. Các công ty Nhật Bản đã bắt đầu cung cấp dịch vụ tư vấn tại công sở cho những nhân viên cần giúp đỡ. Điều này có thể không là gì đối với người dân các nước khác nhưng lại rất có ý nghĩa với người Nhật Bản, nơi mà việc tìm kiếm sự giúp đỡ là điều mà rất ít người dám làm.
    Thu Thủy (theo ABC

    Trả lờiXóa
  8. Hóa ra cha mẹ em không nghèo như "ai đó" tưởng tượng. Nhà em có sân xi-măng, nhà lợp tôn, có hai xe máy có mảnh vườn mấy sào trồng cafe , ở một nơi được "ai đó" miêu tả là nghèo ghê gớm thì cha me vữn kiếm được việc làm thuê vườn- rẫy 170k/ngày.
    Em 13 tuổi chớ hẻm phải 11 tuổi , em không hề có biểu hiện tự ti , mặc cảm"con nhà nghèo" vì xung quanh ai chả thế. Em không có anh trai, người anh trai tự vữn vì "mặc cảm nhà nghèo" như "ai đó" nói là anh họ của em. Tại sao anh họ biến thành anh ruột thì chắc "ai đó" mới rõ
    Mẹ em đặt may quần áo mới cho em giá 390k nhưng chưa lấy được do thợ may chưa may xong. Ko biết cái giá 130k cho bộ quần áo mới ở đâu ra chắc "ai đó" mới biết.
    Tại sao em tự vẫn ở tuổi 13 ?
    Không ai biết , cái chết của em cũng bí ẩn như bao nhiêu vụ tự tử ko rõ nguyên nhân hay "nguyên nhân vụn vặt đến khó tin" của người Bahnar.
    "Ai đó" thêu dệt đủ thứ quanh cái chết của em để có những bài báo triệu view.
    "Ai đó" dùng con số 130k tấn công vào cái xấu của chế độ , nhà nước , chính phủ
    "ai đó" dùng 130k để phản đối thi hoa hậu với cả chú Bi-Rên
    "ai đó"...."ai đó", mà ai biết ai là "ai đó" vì xã hội giờ đầy rẫy những "ai đó", cũng có thể một người bình thường bỗng chốc thành thành "ai đó" sau khi đọc một bài báo của "ai đó", một tút ngàn like của "ai đó".
    Khi sự thật về em bé Son được Văn Công Hùng, người gắn bó với Tây Nguyên( đã trực tiếp đến tận gia đình K'Sor Son ) công bố trên báo chí ,Các "ai đó" ắt bẽ bàng lắm và im mồm hẳn. Cơ mà "ai đó" nếu rọ mồm cũng chỉ là tạm thời, "ai đó" vẫn cứ là "ai đó" , vẫn canh me những sự kiên đau buồn nào đó để xiên toạc , làm công cụ tấn công tất tần tật nhưng gì /những người "ai đó" ko ưa.
    CHẮC AI ĐÓ SẼ VỀ , tin J.D đi , nền báo chí rách nát bệnh hoạn này,nền "đạo đức facebook" giả dối vữn là sân khấu của các "ai đó"
    Tái khẩu : J,D chấp nhận mang tiếng vô cảm cũng được , dứt quyết không sụt sùi cảm thán quá mức cần thiết rồi chửi váng lên dưới định hướng Kền Kền trước một chuyện buồn.
    Ngày nay đọc báo mà tin báo ngay thì nên pha sẵn chén thuốc chuột!

    https://www.facebook.com/trandongbao/posts/1075681872487098

    Trả lờiXóa
  9. Không phải tất cả nhưng lúc thì Ti vi, lúc báo chí mà toàn những đơn vị truyền thông lớn mới chết chứ, cần dạy lại những phóng viên ấy!

    Trả lờiXóa
  10. Sao mấy nhà báo này không chuyển sang viết tiểu thuyết nhỉ?Ở đó người ta cho phép hư cấu như thật cơ mà.Có một điều tệ hại hơn là các anh bịa ra,sụt xịt khóc như chó ghẻ,rồi đổ vấy ra xung quanh là do thế nọ thế kia.Rõ sốt ruột.Tin và làm theo báo như tôi bây giờ cũng phải cảnh giác sau khi đọc.Cái đáng trách là sao các phóng viên tốt ở đấy không chửi cha bọn viết sạo.Họ lúc nào cũng nghĩ ngòi bút mình không cong.Ngòi bút không cong nhưng tâm hồn nó vẹo mẹ nó rồi.

    Trả lờiXóa
  11. Trách nhiệm của những người kiểm duyệt bài viết, Ban Biên tập, Tổng Biên tập của Báo này cũng cần phải xử lý

    Trả lờiXóa
  12. Phóng viên Tự dolúc 23:24 7 tháng 11, 2016

    PHẠT 14 CƠ QUAN BÁO CHÍ VÌ ĐƯA TIN SAI VỤ EM BÉ TỰ TỬ
    07/11/2016 20:05 GMT+7

    Cục Báo chí, Bộ TT&TT vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 14 cơ quan báo chí vì thông tin sai sự thật trong vụ “Cậu bé 11 tuổi tự tử vì không có áo mới đến trường”.

    Theo đó, 14 cơ quan báo chí bị xử phạt vì có thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 điều 8 nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

    Các cơ quan báo chí vi phạm gồm: Báo điện tử Dân trí, báo điện tử Người lao động, tạp chí điện tử Doanh nghiệp Việt Nam (mỗi cơ quan báo chí bị phạt 13 triệu đồng); Báo điện tử VOV, báo điện tử Dân Việt, báo điện tử Phụ nữ TP.HCM, báo điện tử Đất Việt, báo điện tử Giao thông, báo điện tử Công an TP.HCM (mỗi cơ quan báo chí bị phạt 15 triệu đồng); Báo điện tử Tiền Phong, báo điện tử Tuổi trẻ thủ đô, báo điện tử Công lý, báo điện tử Xây dựng, tạp chí điện tử Saostar (mỗi cơ quan báo chí bị phạt 10 triệu đồng).

    Các cơ quan báo chí phải cải chính, xin lỗi theo quy định của pháp luật.

    Trước đó, cuối tháng 8/2016, nhiều cơ quan báo chí đã đăng tải hàng loạt bài viết có nội dung sai sự thật như : “Xót thương học sinh lớp 6 vì không có áo mới đến trường,” “Cậu bé 11 tuổi tự tử vì không có quần áo mới: Cảnh bần hàn cùng cực trong căn nhà lợp tôn,” “Cậu bé 11 tuổi tự tử: Bi kịch hiện hữu trong đời sống”….

    Ngày 6/9, Bộ TT&TT có văn bản đề nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ các nội dung liên quan vụ việc trên. Ngày 20/9, Bộ nhận được văn bản số 4333/UBND-KGVX của UBND tỉnh Gia Lai đề nghị đính chính thông tin báo chí nêu về vụ việc.

    Nguyên nhân cháu Ksor Sôn tự tử là do bất đồng ý kiến với gia đình và do tâm lý của lứa tuổi dậy thì, nguyên nhân vụ việc tự tử không phải do không có áo mới đến trường như một số báo đã nêu. Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT đã mời các cơ quan báo chí đến làm việc, lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm theo đúng các quy định của pháp luật.

    Theo Vietnam +
    http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/phat-15-co-quan-bao-chi-vi-dua-tin-sai-vu-em-be-tu-tu-338420.html

    Trả lờiXóa